Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

II Timôthê 4:6-8: "Ở Cuối Cuộc Hành Trình"



“Ở CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH”
II Timôthê 4:6-8

Phần giới thiệu: Quí bạn ơi, có nhiều chuyến hành trình trong cuộc sống.  Chúng ta thực hiện hành trình từ thơ ấu đến trưởng thành. Nhiều người đi từ thời ấu thơ đến trường đại học. Từ trường đại học đến một nghề nghiệp đặc biệt nào đó. Chúng ta thực hiện nhiều chuyến đi; những người kia cũng thế, là những chuyến hành trình.  Thực vậy, bản thân cuộc sống thực sự là một chuyến hành trình!  Chúng ta đối diện với những sự bất ổn và dường như chúng ta đi từ chỗ vô danh nầy đến chỗ kia mà chúng ta không biết. Có nhiều việc thường xuyên thay đổi và đang thay đổi ở chung quanh chúng ta.
              Giờ đây, năm đang kết thúc cũng là một cuộc hành trình. Chúng ta đã nhìn thấy có người thành công nhưng chúng ta cũng gánh chịu một số thất bại.  Có nhiều lúc trong năm qua, chúng ta đã nhìn thấy sự thịnh vượng nơi nhiều người khác, còn chúng ta thì chịu sự nghèo khổ
              Chúng ta đã tạo ra và trưởng dưỡng tình bạn mới mẻ trong năm qua, nhưng chúng ta cũng mất đi một số bạn bè vì cớ sự chết, ở xa, hay thiếu tận tâm
              Song trong mỗi tình huống, chúng ta đã gặp gỡ Chúa đã ở cùng chúng ta từng bước trên đường.  Tôi thích Đức Giêhôva phán cùng Isarel dân sự Ngài ở Êsai 43:1-2:
             Bây giờ, hỡi Gia-cốp! Đức Giê-hô-va là Đấng đã dựng nên ngươi, hỡi Y-sơ-ra-ên! Ngài là Đấng đã tạo thành ngươi, phán như vầy: Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi”. 
            Quí bạn ơi, giống như Israel thuộc về Chúa, chúng ta là người tin Chúa thì cũng một thể ấy! Sự hiện diện, sự bảo hộ, sự tể trị luôn luôn hiện diện ở đó với chúng ta bất cứ đâu chúng ta đi.  Hết thảy những ai được chuộc với huyết của Con Ngài, Ngài đã biệt họ riêng ra cho chính mình Ngài.
              Người nào có Đức Chúa Trời ở cùng, họ không cần phải sợ hãi ai hay cái gì chống nghịch họ … những tín đồ thật là quí báu ở trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài vui thích nơi họ hơn bất cứ người nào khác. (MATTHEW HENRY’S COMMENTARY ON THE WHOLE BIBLE CONDENSED VERSION by Matthew Henry. The Master Christian Library. Version 5. Copyright 1997. AGES Software. Albany, OR). 
              Phaolô đã xem cuộc đời của mình là một chuyến hành trình.  Ông nói: Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài.  Phaolô khi ông đến mức cuối chuyến hành trình trên đất, ông đã không hối hận cũng chẳng có chút hối tiếc nào cả.  Ông nói: “Ta đã giữ được đức tin…”.  Quí bạn ơi, chúng ta có thể nói như thế không?  Tôi phải nhìn nhận rằng tôi có một số hối tiếc khi nhìn lại năm vừa qua. Tôi có thể nhiều trung tín hơnTôi có thể tập trung hơn. Tôi có thể nhiệt thành hơn
             Tôi muốn giảng sáng nay về đề tài Ở CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH
             Năm khác đã đến rồi gần như đã đi và nó đóng vai trò như thời gian để suy gẫm cho mỗi một người chúng ta. Có ba việc chúng ta cần phải làm khi chúng ta đã đến CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH mà chúng ta gọi là năm 2010. 
             Trước tiên, chúng ta cần phải …
(1) NHÌN QUANH CHÚNG TA
II Timôthê 4:6: Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi.
A.  SUY GẪM Phaolô đã suy gẫm lại chuyến hành trình của mình khi ông nhìn quanh ông. Khi ông nhìn quanh, ông nhìn biết thời gian đã trôi qua thật nhanh.  Ông biết rõ ông chẳng còn bao nhiêu thời gian. Không bao lâu nữa, ông sẽ bị hành hình. Quí bạn ơi, giống như Phaolô, chúng ta cần phải dừng lại và suy gẫm. Như chúng ta biết đấy, thời gian rất là ngắn ngủi:
GIỐNG NHƯ GIẤC NGỦ. Thi thiên 90:5a cho chúng ta biết: Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn; chúng nó khác nào một giấc ngủ…”. Cuộc sống được sánh với một dòng suối, cứ chảy cuồn cuộn; nhưng đôi khi nó là một cơn lũ quét, bởi lý cớ dịch lệ, đói kém, hay chiến tranh, hàng ngàn người bị quét sạch đi mỗi ngày … Toàn bộ cuộc sống giống như một giấc ngủ hay như một chiêm bao … Nhìn chung, cuộc sống được tiêu biểu như một dòng suối; thời thanh niên, như buổi sáng; đời sống suy giảm đi, hay tuổi già, như buổi tối, sự chết, như giấc ngủ; và sự sống lại như sự trở lại của những đóa hoa vào mùa xuân. (CLARKE’S COMMENTARY OT, VOLUME 3 JOB - SONG OF SOLOMON by Adam Clarke. The Master Christian Library. Copyright 1997. AGES Software. Albany, OR).   
GIỐNG NHƯ CÂY CỎ XANH TƯƠI, RỒI BỊ CẮT ĐI. Chúng ta đọc Thi thiên 90:5b-6: “…Ban mai họ tợ như cây cỏ xanh tươi: Sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi; Buổi chiều người ta cắt nó và nó héo”. Trong vườn của chúng ta, dường như cây cỏ cứ mọc lên tươi tốt suốt cả đêm rồi chúng ta phải cắt chúng mỗi sáng để giữ cho ngôi vườn được xinh đẹp. Với cuộc sống thì cũng một thể ấy. Cuộc sống cứ đi tới, nhưng không bao lâu thì nó bị ngắt đi. Dường như là chúng ta mới vừa đến đây và rồi chúng ta qua đi. 
GIỐNG NHƯ HƠI THỞ TAN ĐI.  Thi thiên 90:9 cho chúng ta biết: Bởi cơn giận của Chúa, các ngày chúng tôi đều qua đi; Năm chúng tôi tan mất như hơi thở”. Tuổi tác chúng ta khi chúng qua đi không thể gợi lại được như lời lẽ chúng ta đã thốt ra. 
GIỐNG NHƯ HƠI NƯỚC.  Giacơ 4:14 yêu cầu chúng ta phải xem xét: song ngày mai sẽ ra thế nào, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay”. 
GIỐNG NHƯ THOI DỆT CỬI.  Gióp đã nói ở Gióp 7:6: Các ngày tôi qua mau hơn thoi dệt cửi, tiêu đi, chẳng có trông cậy gì. Sợi chỉ đời sống của chúng ta không bao lâu nữa sẽ bị đứt đi. Những ngày sau lưng chúng ta không bao giờ được nhớ tới. 
GIỐNG NHƯ HƠI THỞ. Một lần nữa Gióp nói về sự ngắn ngủi của cuộc sống và sự ngắn ngủi của thời gian ở Gióp 7:7a: Ôi! Xin hãy nhớ mạng sống tôi chỉ bằng hơi thở”. 
GIỐNG NHƯ THUYỀN NAN. Gióp 9:26a cho chúng ta biết: Nó xớt qua mau như thuyền nan. 
GIỐNG NHƯ CHIM ƯNG LƯỚT QUA.  Phần sau cùng của Gióp 9:26 cho chúng ta biết:Nó xớt qua mau như chim ưng xông vào mồi. Cái điều được nói tới chim ưng cũng có thể được nói về đời sống của chúng ta. Đời sống của chúng ta mau qua lắm.   
            Quí bạn ơi, chúng ta cần phải suy gẫm vì thời gian trôi qua rất nhanh. Nhưng không những chúng ta cần phải SUY GẪM, mà chúng ta còn phải …
B. SẴN SÀNG.  Không những Phaolô đã suy gẫm mà ông còn đến với CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH, ông đã sẵn sàng. Chúng ta thấy lời lẽ nầy: “Về phần ta, giờ đây đã sẵn sàng” (câu 6, theo bản Anh ngữ)
            Quí bạn ơi, năm khác đang ở trước mặt chúng ta đầy ắp những cơ hội và đầy dẫy với những trở ngại.  Mỗi một người chúng ta có thể nói: “Về phần ta, giờ đây đã sẵn sàng” không? Có phải bạn sẵn sàng:
CHỊU KHỔ. Phaolô nói:Về phần ta, ta đang bị đổ ra…”. Phaolô đã sẵn sàng phải hy sinh cho đức tin mà ông đang nắm giữ. Phaolô thà chết trung tín với Chúa còn hơn là sống bất trung đối với Ngài. Quí bạn ơi, có phải bạn bằng lòng chịu khổ cho Chúa là Đấng đã phó chính mình Ngài cho bạn không? Phierơ đã hỏi chúng ta ở I Phierơ 2:20-21: Vả, mình làm điều ác, bị đánh mà hay nhịn chịu, thì có đáng khoe gì: Nhưng nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Đức Chúa Trời. Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài”. Chúng ta được kêu gọi phải chịu khổ nhiều cho Đấng Christ trong năm mới nầy, bạn có sẵn sàng cho điều đó chưa? 
PHỤC VỤ. Phaolô đã hầu việc Chúa cách nhịn nhục và trung tín nên ông mới dám nói: “Ta đã đánh trận. Đã xong. Đã giữ”. Khi chúng ta nhìn quanh, chúng ta có thể nói rằng trong năm mới vừa qua đó, chúng ta đã đánh trận, đã xong,đã giữ. Buồn thay, tôi tin chúng ta phải xưng nhận rằng chúng ta đã vấp ngã và đã ngủ gục trong khi chúng ta đáng phải tiến tới đàng trước cho Chúa. Quí bạn ơi, trong năm mới nầy ở trước mặt, chúng ta sẽ sẵn sàng hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài (Thi thiên 100:2). Quí bạn ơi, liệu trong mọi sựHễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta (Côlôse 3:23). Bạn có sẵn sàng để phục vụ chưa? 
            Quí bạn ơi, chúng ta đang đến với phần CUỐI CỦA HÀNH TRÌNH mà chúng ta gọi là năm 2010, chúng ta cần phải NHÌN CHUNG QUANH CHÚNG TA, mà chúng ta còn phải …
(2) NHÌN ĐÀNG SAU CHÚNG TA II Timôthê 4:7: Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin”.
A. MỘT SỰ KIỂM TRA. Quí bạn ơi, bao lâu rồi kể từ khi bạn và tôi thực hiện một cuộc kiểm tra lại đời sống của mình vậy? Chúng ta đọc II Côrinhtô 13:5: Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? miễn là anh em không đáng bị bỏ. Thật lấy làm tốt cho chúng ta khi xem xét lại mọi động cơ và dự tính của mình mọi lúc mọi khi. 
            Chúng ta cần phải tự xét xem coi có phải chúng ta đang “đánh trận tốt lành”, “đã xong cuộc chạy” “đã giữ được đức tin”. Việc nầy giống như đây là thời điểm kiểm tra để Phaolô nhìn lại sau. Ông nắm lấy cổ phần của cuộc đời mình và đã nói rằng:
            + ÔNG LÀ MỘT CHIẾN BINH GIỎI.  “Ta đã đánh trận tốt lành …”. Phaolô đã phấn đấu khó nhọc và đã thắng hơn. Nhà truyền đạo trẻ kia từng hỏi một cụ truyền đạo không biết cụ có tham dự nhiều trận đánh hay không!?! Cụ truyền đạo đáp: “Tôi không thể nói mình đã thắng nhiều trận, nhưng có một điều tôi biết rõ. Tôi dám chắc tôi đã tham dự nhiều trận”.  Hầu hết khi chúng ta đến với phần CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH của cuộc sống, chúng ta có thể nói: “Có thể tôi không thắng nhiều trận, nhưng tôi có mặt trong các trận đó”. Quí bạn ơi, hãy quay nhìn lại đàng sau đi, có phải bạn là một chiến binh giỏi không?
            ÔNG LÀ MỘT VIÊN QUẢN LÝ GIỎI.  “Ta đã giữ được đức tin”. Phaolô đã tuân giữ luật lệ của chiến trận thuộc linh. Ông đã đánh trận một cách hợp lệ. Ông là một viên quản lý giỏi của Tin Lành đã được nấy cho ông coi sóc. Ở giữa từng sự ngã lòng có thể hình dung được, xứ sở ông đã dõi theo ông giống như bầy chó săn, các vương hầu cùng những kẻ thống trị dân Ngoại cũng như đám tiện dân kia gầm rống chống nghịch ông, đức tin ông không hề chao đảo một mảy may kể từ giây phút ánh sáng của Cứu Chúa vinh hiển chiếu trên ông ở con đường đến thành Đamách cho tới khi ông bị chặt đầu trên giàn giáo của Nero. (COMMENTARY ON THE NEW TESTAMENT VOL. 3 EPHESIANS – PHILEMON by Rev. W. B. Godbey, A.M. The Master Christian Library. Version 5. Copyright 1997. , AGES Software. Albany, OR). Quí bạn ơi, có phải bạn là một viên quản gia giỏi không?  Có phải bạn trung tín với phần việc mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn phải lo làm không? 
            ÔNG LÀ MỘT TAY CHẠY GIỎI.  “Ta đã xong sự chạy …”. Phaolô nói: “Ta cứ chạy mặc dù có nhiều khó khăn. Ta cứ hướng mắt mình nhìn vào giải thưởng ở trước mặt. Ta không được phép ngã lòng”.  Phaolô đã hoàn tất cuộc chạy đặt ra ở trước mặt ông. Ông cảm thấy không có việc nào là chưa làm xong. 
B. MỘT SỰ KHÍCH LỆTấm gương của Phaolô có thể góp phần là một sự khích lệ cho chúng ta để chúng ta sống hết mình cho Chúa. Phaolô đã làm nhiều việc phải lẽ trong quá khứ. Khi chúng ta nhìn lại cả năm ở đàng sau lưng chúng ta, chúng ta đã để lại gì ở phía sau? Quí bạn ơi, nếu có những việc chúng ta đã chừa lại chưa làm xong, nguyện chúng ta đừng yên nghỉ cho tới chừng chúng ta đã làm xong chúng. 
            Đâu là một số việc mà chúng ta cần phải làm cho ngay lại?:
            TRANH CHẤP CHƯA GIẢI QUYẾT. Nếu chúng ta có một cuộc tranh cãi với ai đó, chúng ta cần phải sửa đổi lại. Kinh thánh kêu gọi chúng ta phải đạt tới chỗ “yêu thương anh em cách thật thà”. I Phierơ 1:22 chép: Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà, nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng. Có phải bạn cần phải xin lỗi ai đó vì cớ điều chi bạn đã nói hay điều chi bạn đã suy nghĩ về họ không? Quí bạn ơi, bao lâu chúng ta neo sự cay đắng ở trong lòng, Chúa không thể sử dụng chúng ta hầu phát huy tối đa tiềm năng của chúng ta cho Ngài. 
            NỢ NẦN CHƯA TRẢ. Có phải bạn vay mượn ai đó mà chưa trả lại cho họ chăng? Còn phần Chúa thì sao? Có phải bạn trung tín trong việc dâng hiến không? Có phải bạn có số nợ nào cần phải chi trả không? 
            TỘI LỖI CHƯA XƯNG RA. Có phải bạn đang neo tội lỗi trong đời sống của bạn không? Há chẳng phải đây là lúc phải định liệu với Đức Chúa Trời sao? (I Giăng 1:9).
            Quí bạn ơi, chúng ta đang đến với phần CUỐI CUỘC HÀNH TRÌNH mà chúng ta gọi là năm 2010, chúng ta cần phải NHÌN CHUNG QUANH, NHÌN ĐÀNG SAU CHÚNG TA, và sau cùng chúng ta cần phải …
(3) NHÌN QUA BÊN KIA CHÚNG TA
          II Timôthê 4:8: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài”.
A. PHƯỚC HẠNH ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA.  Phaolô nhìn tới đàng trước thấy nhiều việc tốt hơn. Phaolô nói:
     “…mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta …”. Phaolô đã được phước trong đời nầy và ông biết ông sẽ được phước trong đời hầu đến nữa. Nhiều lần chúng ta không để ý đến các ơn phước mà chúng ta đã được ban hiến cho. Chúng ta đã quên bàn tay ân điển đã gìn giữ chúng ta trong sự bình an, làm cho dư dật, làm cho phong phú và nâng đỡ chúng ta, và đã hình dung hư không trong sự dối gạt của tấm lòng rằng mọi phước hạnh nầy đã được tạo ra do một sự khôn ngoan siêu việt nào đó nơi sức riêng của mình. --Abraham Lincoln  (James S. Hewett, Illustrations Unlimited (Wheaton: Tyndale House Publishers, Inc, 1988), p. 401).    
B. NHỮNG TRẬN ĐÁNH TẤN CÔNG CHÚNG TA. Có một việc chúng ta dám chắc khi chúng ta nhìn tới đàng trước. Chúng ta biết chúng ta sẽ đối diện với nhiều trận đánh trong những ngày hầu đến. Nhưng chúng ta có thể có được lòng can đảm. Đức Chúa Trời sẽ đi cùng chúng ta và đánh trận thay cho chúng ta. Môise đã nói với dân sự khi họ đến tại Biển Đỏ — biển ở trước mặt còn kẻ thù thì ở sau lưng họ — “Đức Giêhôva sẽ đánh trận cho các ngươi”.    
PHẦN KẾT THÚC: Quí bạn ơi, chúng ta đang đến với phần CUỐI CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH mà chúng ta gọi là năm 2010 không bao lâu nữa năm 2011 bắt đầu. Khi chúng ta bắt đầu với cuộc hành trình nầy, chúng ta cần phải NHÌN CHUNG QUANH, NHÌN ĐÀNG SAU, và NHÌN ĐÀNG TRƯỚC CHÚNG TA. Tôi muốn để bạn lại với mấy lời nầy:

Tôi bước vào năm khác
Lịch sử của nó thì chưa biết;
Ôi, chơn tôi sẽ run rẩy
khi một mình bước đi trên đó!

Song tôi nghe thấy tiếng thầm thì,
Tôi biết mình sẽ được phước;
“Sự hiện diện của ta sẽ đi với ngươi,
Và ta sẽ ban cho ngươi sự yên nghỉ”

Năm Mới sẽ đem lại cho tôi điều gì?
Có lẽ là tôi không biết được;
đó là được yêu thương hay được cất lên,
Hoặc cô đơn và khốn khó?

Im nào! Im nào! Tôi nghe tiếng thầm thì của Ngài;
Chắc chắn là tôi sẽ được phước;
“Sự hiện diện của ta sẽ đi với ngươi,
Và ta sẽ ban cho ngươi sự yên nghỉ”



Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

XỨ CHƯA KHÁM PHÁ



2006 — XỨ CHƯA KHÁM PHÁ
Giôsuê 3.4
Israel đã ở trong đồng vắng những 40 năm. Giờ đây họ sắp sửa băng qua sông Giô-đanh vào trong Đất Hứa.
“…vì các ngươi chưa hề đi đường này bao giờ” (câu 4). Dân Israel sắp sửa bước vào một vùng đất mới— Một vùng đất mà họ chưa hề sống trong đó. Họ sắp sửa bước vào một con đường mới mà họ chưa hề biết. NHỮNG THAY ĐỔI!
 Thay đổi từ việc được dẫn dắt bởi một trụ mây và một trụ lửa.
 Giờ đây, họ sẽ được dẫn dắt bởi Hòm Giao Ước.
Họ sẽ gặp gỡ. Các thành phố có tường bao phủ; các trận chiến khốc liệt; và những gã giềnh giàng.
“…vì các ngươi chưa hề đi đường này bao giờ” mô tả cuộc phiêu lưu khi bước vào một năm mới. Không một ai biết được năm 2006 sẽ xảy ra việc gì. Năm 2006 là “lãnh thổ chưa khai phá”. Chúng ta sẽ bước vào một vùng đất mới. Chúng ta sẽ đối mặt với cùng những thách thức mà dân Israel đã đối diện với. Năm 2006 sẽ đem lại…
 Những thách thức mới
 Những cơ hội mới
 Những chức vụ mới
 Những điều mới thêm vào trong gia đình
 Những việc làm mới (công ăn việc làm)
 Những cơn đau đầu mới
 Những bạn bè mới
 Những mất mát mới
 Thành viên ban trị sự mới sẽ được thêm vào để lãnh đạo các chương trình âm nhạc và thăm viếng
 Những chức vụ mới mà chúng ta chưa hề trải qua
 Những cám dỗ mới
 Những thử nghiệm mới
 Một thuận lợi mới. Các lớp Trường Chúa Nhật trong nhà thờ mới mà chúng ta chưa hề có trước đây. Các lớp học mới sẽ khởi sự
 Các thuộc viên mới được thêm vào khi hội chúng tăng trưởng – những người mà chúng ta chưa hề gặp.
Tôi tin có ba bài học mà chúng ta sẽ tiếp thu từ Giôsuê 3 giúp đỡ cho chúng ta khi chúng ta phiêu lưu vào khu vực chưa có trên biểu đồ của năm 2006.
I. Chúng ta phải nương cậy vào SỰ HIỆN DIỆN của Đức Chúa Trời (các câu 3-4; 10-15).
 Xuất Êdíptô ký 25.22 — “Ta sẽ gặp ngươi tại đó, và ở trên nắp thi ân, giữa hai tượng chê-ru-bin, trên hòm bảng chứng, ta sẽ truyền cho ngươi các mạng lịnh về dân Y-sơ-ra-ên”.
A. Hòm Giao Ước tiêu biểu cho:
1. Lời của Đức Chúa Trời (Luật pháp)
2. Sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời (Bình đựng ma na)
3. Sự thương xót của Đức Chúa Trời (ngôi thương xót – Đức Chúa Trời tha tội).
4. Đức Chúa Jêsus Christ. Đời sống Cơ đốc không phải là một công thức hay tiêu chuẩn ứng xử. Đây là một Thân Vị! Khi quí vị có Chúa Jêsus, quí vị có mọi sự!
 Nếu quí vị đói … Chúa Jêsus là Bánh Hằng Sống
 Nếu quí vị khát… Chúa Jêsus là Sông Nước Hằng Sống
 Nếu quí vị bị lạc … Chúa Jêsus là đường đi
 Nếu quí vị sai sót… Chúa Jêsus là lẽ thật
 Nếu quí vị cô đơn… Chúa Jêsus là Thiết Hữu còn mật thiết hơn anh em ruột
 Nếu quí vị đau ốm… Chúa Jêsus là Y Sĩ Đại Tài
 Nếu quí vị sắp qua đời… Chúa Jêsus là sự sống lại và sự sống
 Nếu quí vị bị kẹt bẫy… Chúa Jêsus là cánh cửa
B. HƯỚNG MẮT NHÌN VỀ HÒM GIAO ƯỚC! (các câu 3-4).
“Khi các ngươi thấy…hòm giao ước… ĐI THEO SAU” (câu 3).
 Khoảng cách hai ngàn thước giữa hòm giao ước và dân sự (câu 4). Tại sao có khoảng cách ấy? Đức Chúa Trời muốn ai nấy phải nom thấy hòm giao ước.
1. Nếu đám dân đông theo sau quá gần, chỉ có những người ở phía trước mới nhìn thấy hòm giao ước. Mỗi người Israel sẽ bước theo người đứng trước mình.
2. “Tôi sẽ bước theo sau anh! Tôi tưởng anh đang bước theo sau Hòm Giao Ước”. “Không phải tôi. Tôi đang bước theo anh kia. Tôi nghĩ anh ấy đang bước theo sau Hòm Giao Ước”. “Không phải tôi. Tôi chẳng thấy cái gì cả trong nhiều ngày. Tôi bước theo sau anh kia. Anh ta hành động giống như anh ta biết nơi mà mình sẽ đi vậy”.
LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, ngày nay cũng chỉ có con với Ngài; Ngài cả thể hơn con, vì Ngài biết con được nắn nên bởi giống gì. Vì vậy, nếu Chúa không phiền, con sẽ lần theo ở sau Ngài, vì con chưa biết đường nầy bao giờ. Và con hy vọng rằng đến cuối ngày, khi con đặt đầu mình trên gối, con sẽ không cuộn mình vào thứ gì sẽ lấy đi phần còn lại của cuộc đời con. Cách duy nhất có thể xảy ra đối với con là không để ý Ngài đang bước đi tới đâu. Lạy Chúa, nguyện con không nhìn lên và nhìn thấy con đang đứng ở đây và Ngài đang đứng ở đàng kia! Nếu sự ấy xảy ra, làm ơn chờ con bắt kịp Ngài. Amen!
II. Chúng ta phải nương cậy vào QUYỀN PHÉP của Đức Chúa Trời (đọc các câu 5, 15-17).
 Đây là phần thử nghiệm thực sự của ĐỨC TIN… Chống lại lối lý luận của con người! Dường như là dại dột khi dấn thân vào sông Giô-đanh hay tràn bờ. MỘT BƯỚC của đức tin!
A. Quyền phép của Đức Chúa Trời được vận hành bởi đức tin của các thầy tế lễ đặt nơi Lời của Đức Chúa Trời.
1. Đức Chúa Trời không nói cho chúng ta biết các thầy tế lễ đang mang loại giày nào, vì đây không phải là loại giày ma thuật có thể khiến cho nước rẽ ra.
2. Đức Chúa Trời không nói cho quí vị biết tên tuổi của các thầy tế lễ nào đã khiêng hòm giao ước, vì đây là quyền phép của Đức Chúa Trời, và họ chưa tiếp nhận sự vinh hiển.
B. Mùa gặt (câu 15). Thời điểm khó băng qua sông.
1. Bài hát. “Chúa Jêsus là chiếc cầu qua cơn bão tố”. Ngài không phải là chiếc cầu bắc qua những hoạn nạn, mà Ngài mở một con đường QUA những hoạn nạn đó.
2. Hết thảy chúng ta phải băng qua dòng nước hoạn nạn. Không một người Israel nào được miễn trừ.
3. Những dòng nước hoạn nạn rất là rùng rợn. Không nghi ngờ chi nữa, phần nhiều người Israel đều run sợ khi họ vội vã băng qua dòng nước đang trào sôi muốn phủ lút họ.
4. Nhưng hòm giao ước đã ở đó với họ. Ngay chính giữa dòng nước hoạn nạn của sông Giô-đanh, là hòm giao ước. Trong khi hòm giao ước hiện diện ở đó, họ được an toàn! Dòng nước không úp phủ trên hòm giao ước được!
III. Chúng ta phải nương cậy vào LỜI HỨA của Đức Chúa Trời (câu 7).
A. Giống như Đức Chúa Trời đã ở với các thánh đời xưa, Ngài hiện diện với chúng ta hôm nay.
B. Đức Chúa Trời có thể gửi đến cơn phấn hưng; Đức Chúa Trời có thể cứu hạng tội nhân cứng lòng; Đức Chúa Trời có thể tiếp trợ cho mọi nhu cần của chúng ta; Đức Chúa Trời có thể vá lại những gia đình đã tan vỡ.
C. Đức Chúa Trời không suy yếu trải qua nhiều năm tháng. Quyền phép của Ngài không hề giảm đi chút nào. Chính đức tin của chúng ta đã trở nên yếu đuối hơn.
TÓM TẮT. Dân Israel đã bước vào một lãnh thổ chưa từng biết giống y như chúng ta đang bước vào đấy thôi. Israel đã tin vào những gì Đức Chúa Trời đã phán khi đưa họ đến đó. Cũng một thể ấy với chúng ta!
Loài bướm sâu bông tai [monarch butterfly] di trú đến một khu vực núi non xa xôi ở miền Trung Mễ Tây Cơ vào mùa hè qua. Các nhà khoa học đã tìm thấy 16 địa điểm, chia ra mỗi địa điểm từ 1 đến 10 mẫu Anh, trong vòng bán kính 100 dặm, ở đó hàng triệu triệu con bướm đến từ Bắc Mỹ để qua mùa Đông. Không một ai biết loài bướm làm cách nào để tìm đường đến những vùng đất như ở đây. Mỗi thế hệ mới đều di trú đến cùng một địa điểm. Chúng chưa hề sống ở đó bao giờ. Có điều chi đã được lập trình trong thân thể nhỏ bé của chúng hướng dẫn chúng đến địa điểm mà chúng chưa bao giờ biết.
Chúng ta không có “trụ lửa”, hay một hòm giao ước để theo sau như người Do thái đã có. Tuy nhiên, chúng ta có một hệ thống hướng dẫn tốt hơn: (1) Chúng ta có Đức Thánh Linh đang ngự ở bên trong; (2) Chúng ta có Lời thành văn của Đức Chúa Trời cảm thúc.
Có lẽ Đức Chúa Trời đang kêu gọi quí vị làm một việc gì đó trong năm 2006 mà quí vị chưa hề làm trước đây.
 Được cứu rỗi
 Chịu phép báptêm
 Phúc đáp sự kêu gọi bước vào chức vụ trọn đời.
 Nhập học Trường Kinh Thánh.
 Dấn thân vào ca đoàn
 Khởi sự dâng phần mười
 Bắt đầu làm chứng, đưa dẫn linh hồn về với Chúa.
 Dạy lớp Trường Chúa Nhật
Hãy tin cậy Đức Chúa Trời đưa quí vị đến với phần việc của mình. Quí vị bước bước thứ nhứt, còn Đức Chúa Trời sẽ lo phần còn lại.
 Hãy nương cậy vào SỰ HIỆN DIỆN của Ngài; hãy nương cậy vào QUYỀN PHÉP của Ngài; hãy nương cậy vào LỜI HỨA của Ngài.

NHÌN!



I CÔRINHTÔ 11.23-32
NHÌN!
Bây giờ là cuối năm. Đối với một số người trong quí vị, đây là một năm rất khó khăn. Đối với một số người trong quí vị , đây là một năm tốt lành. Đối với hầu hết chúng ta, đây chỉ là một năm khác nữa mà thôi.
Trong lý trí của quí vị, năm nào đang có ở đó? Sau đây là một số năm có trong lý trí của tôi:
 1947 – Tôi chào đời.
 1952 – Tôi vào mẫu giáo.
 1964 – Tôi tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa và lấy bằng lái xe.
 1965 – Tôi tốt nghiệp Trung học
 1969 – Tôi tốt nghiệp Đại học lần đầu tiên
 1970 – Gặp gỡ Dottie và lên kế hoạch.
 1972 – Thành hôn
 1973 – David ra đời.
 1975 – Mark ra đời.
 1976 – Tôi được tấn phong. Đúng 30 năm kể từ ngày 23 tháng Giêng.
 1977 – Donna ra đời.
 2000 – Hành trình truyền giáo sang Suriname
 2004 – Mẹ và Bố tôi qua đời, tôi bị đau, chịu giải phẫu.
 2005 – Hành trình truyền giáo sang Brazil
Quí vị cũng có thể kể ra một số năm và các sự cố. Nhưng những gì chúng ta chưa biết là những gì năm 2006 sẽ đem đến cho chúng ta. Chúng ta sửa soạn như thế nào để đối diện với những gì năm nầy sẽ đem lại dù tốt, dù xấu, hay bình thường?
Hôm nay không những là ngày đầu năm, mà hôm nay cũng là ngày Chúa nhựt đầu tiên của tháng nữa. Nói như thế có nghĩa là chúng ta sẽ cử hành tiệc thánh. Có một phương thức nhất định chúng ta sẽ tiếp cận bàn tiệc của Chúa. Khi chúng ta đến với bàn tiệc của Chúa, chúng ta cần phải nhìn:
LUI LẠI – Các câu 23-25
TỚI TRƯỚC – Các câu 26
VÀO BÊN TRONG – Các câu 27-32

Khi chúng ta bắt đầu năm 2006, chúng ta cần phải:
NHÌN LUI LẠI
NHÌN TỚI TRƯỚC
NHÌN VÀO BÊN TRONG
Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem xét ba cái nhìn nơi bàn tiệc của Chúa.
NHÌN LUI LẠI – Các câu 23-25
Có một số điều không theo quy tắc nào hết trong cách thức người thành Côrinhtô cử hành Tiệc Thánh. Ít nhất là cách ứng xử mà một số người đã có tách ra khỏi tầm quan trọng thuộc linh của Tiệc Thánh. Vì vậy, Phaolô thấy cần thiết phải ôn lại sự dạy của ông trong lãnh vực nầy.
Việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là nhìn lui lại những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta.
Câu 23 – Phaolô đã nhận lãnh sự dạy của mình từ nơi Chúa. Đây là một bài học rất hay cho năm 2006! Phải biết chắc rằng phương thức quí vị sống đời sống của mình trong năm nầy dựa theo những gì Chúa đang dạy cho quí vị trong Lời của Ngài. Quí vị sẽ tự học hỏi Lời của Ngài khi quí vị đọc, nghiên cứu và khi quí vị được nhiều người khác dạy dỗ.
Phaolô đưa chúng ta trở lại với chính cái đêm mà Chúa Jêsus bị nộp.
Sự phản bội thê thảm nhất trong toàn bộ lịch sử, Con của Đức Chúa Trời bị một môn đồ làm phản, đã diễn ra trong đêm đó. Dù vậy, Chúa Jêsus đã nhìn qua bên kia biến cố kinh khiếp nầy và mở ra ký ức mà chúng ta gọi là “Bàn Tiệc của Chúa”, hay “Tiệc Thánh”.
Chúa Jêsus đã cầm lấy bánh. Đó là bánh không men, vì đây là Lễ Vượt Qua.
Câu 24 – Chúa Jêsus đang nói theo nghĩa bóng khi Ngài giơ cao bánh lên rồi nói: “Nầy là thân thể Ta”. Bánh sẽ thúc giục chúng ta nhớ lại rằng thân thể của Chúa đã vỡ nát ra để cho chúng ta được tha tội và được sự sống đời đời.
Êsai 52.14 – “…mặt mày người xài-xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài-xể hơn con trai loài người”.
Êsai 53.3-6 – “Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người”.
Chúng ta nhìn lui lại và nhớ đến thân thể đã bị tan nát vì chúng ta và
Chúng ta nhớ những cú đánh vào mặt và lằn roi quất trên lưng.
Chúng ta nhớ mão gai đội trên đầu, những mũi đinh đóng vào tay chân, và mũi giáo đâm vào sườn.
Chúng ta nhớ những lăng mạ, sĩ nhục ném tạc vào Ngài khi Ngài bị treo trên thập tự giá.
Chúng ta nhìn lui lại và nhớ với lòng cảm tạ mọi sự Ngài đã chịu khổ vì chúng ta.
Câu 25 – Chúa Jêsus cũng cầm lấy chén theo cùng cách ấy.
Huyết là giao ước mới, hay giao ước mới trong huyết của Ngài.
Huyết luôn luôn là đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với một của lễ chuộc tội. Cái mới, ấy là của lễ nầy đã trả giá đầy đủ cho mọi tội lỗi và không còn cần tới của lễ bằng huyết nào khác nữa.
I Phierơ 1.18-19 – “vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình, bèn là bởi huyết báu Đấng Christ, dường như huyết của chiên con không lỗi không vít”.
Một lần nữa, dự vào chén nầy là phải “nhớ đến” Ngài.
John MacArthur – “Vì người Hêbơrơ cần phải ghi nhớ nhiều hơn là đem một việc vào trong lý trí, để nhớ lại việc đã xảy ra. Ghi nhớ thực sự là phải quay trở lại trong lý trí của một người rồi nắm bắt được sự thực và ý nghĩa của một sự cố hay kinh nghiệm mà người ấy có thể nhớ. Nhớ tới Đức Chúa Jêsus Christ và sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá là hồi tưởng lại với Ngài sự sống, sự thương khó, sự chịu khổ và sự chết của Ngài nhiều như có thể được”. John MacArthur, The MacArthur New Testament Commentary, 1 Corinthians, (Chicago, Moody Press, 1984), pp. 272-273
Giá đã được trả cho tội lỗi của chúng ta. Khi nhớ lại từng chi tiết, điều nầy giúp chúng ta nhìn lui lại và tỏ lòng cảm tạ vì những gì Đức Chúa Trời qua Con của Ngài đã làm cho chúng ta.
NHÌN LUI LẠI – Các câu 23-26
NHÌN TỚI TRƯỚC – Câu 26
Câu 26 – Làm ơn lưu ý từ ngữ “rao” có ý nói tới công bố hay giảng dạy.
Khi quí vị cầm lấy bánh và chén, quí vị đang giảng dạy!
Quí vị đang giảng dạy chính đức tin của mình với thẩm quyền của thân thể Đấng Christ bị tan nát và huyết Đấng Christ đổ ra để trả giá cho tội lỗi của quí vị. Quí vị đang đưa ra lời phát biểu của đức tin!
Đấy là lý do tại sao chúng tôi nói rằng nếu quí vị không dám chắc mình có sự tha tội và sự sống đời đời dựa trên đức tin chỉ một mình Đấng Christ thôi, đừng dự Tiệc Thánh. Hãy để cho người cầm bánh và chén ấy đi qua.
Êphêsô 2.8-9 – “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời".
Mỗi lần quí vị cầm lấy bánh và chén, quí vị đang rao giảng về sự chết của Ngài.
Chúng ta rao sự giảng dạy nầy bao lâu?
Chúng ta cần phải rao điều nầy cho tới khi Ngài đến!
Thực vậy, Chúa Jêsus đã đưa ra một lời phát biểu rất thú vị ở Mathiơ 26.29 – “Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta”.
Đây là một cái nhìn tới đàng trước! Khi chúng ta cầm lấy bánh và chén trong lúc bây giờ, chúng ta đang nhìn tới đàng trước khi dự vào bánh và chén trong tương lai khi Chúa Jêsus ngự đến và thiết lập Vương Quốc của Ngài. Nhìn tới đàng trước là một việc rất kỳ diệu.
Thực vậy, chúng ta cần phải sốt sắng nhìn tới đàng trước vào sự tái lâm của Ngài để rước chúng ta là Hội Thánh của Ngài.
Tít 2.13 – “đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ”.
Vì vậy, chúng ta không những nhìn lui lại thập tự giá khi chúng ta dự Tiệc Thánh, mà chúng ta còn nhìn tới đàng trước đến với sự tái lâm của Ngài nữa.
NHÌN LUI LẠI – Các câu 23-26
NHÌN TỚI TRƯỚC – Câu 26
NHÌN VÀO BÊN TRONG – Các câu 27-32
Câu 27 – Chúng ta đối diện với thách thức cực kỳ quan trọng trong mấy câu nầy. Có thể ăn và uống cách không xứng đáng. Trước hết mọi sự, hết thảy chúng ta đều không xứng đáng. Chẳng một ai trong chúng ta xứng đáng với ân điển của Đức Chúa Trời hay xứng đáng để Chúa Jêsus chịu chết vì chúng ta!
Ở đây có ý nói gì khi chúng ta ăn theo cách không xứng đáng. Ăn theo cách không xứng đáng khi người tin Chúa sẽ có những điều sau đây:
 Không xem trọng bánh và chén.
 Không tích cực suy nghĩ về điều mình sẽ làm.
 Để cho tội lỗi bước vào đời sống chúng ta giống như người thành Côrinhtô đã để như thế. Một số người trong họ đã phạm tội mê ăn uống và say sưa. Một số Cơ đốc nhân đến với bàn tiệc với tấm lòng không biết tha thứ và cay đắng. Khi để cho tội lỗi không được xưng ra trong đời sống khi dự Tiệc Thánh là một sự sĩ nhục Đấng đã trả giá cho tội lỗi đó!
Có nghiêm trọng không khi ăn và uống theo cách không xứng đáng? Chúng ta đã phạm vào thân và huyết của Đấng Christ!
Câu 29 – Khi chúng ta ăn và uống với cách không xứng đáng, chúng ta đang mời Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta. Từ ngữ “xét đoán” có ý nói tới sự phán xét hay trừng phạt. Đức Chúa Trời phán xét và hình phạt chúng ta, vì vậy chúng ta đừng để bị xét đoán với những kẻ chưa được cứu. Hãy xem câu 32.
Câu 30 – Đức Chúa Trời xét đoán ai đó với tật nguyền và đau ốm và thậm chí có nhiều người với sự chết nữa. Đức Chúa Trời không phải là độc dữ đâu, Ngài là thánh khiết và công bình. Nếu chúng ta không làm theo những gì là thánh khiết và công bình tại bàn tiệc thánh, Ngài sẽ chỉnh sửa chúng ta.
Câu 31 – Cách tốt hơn cho chúng ta là tự xét đoán mình khi chúng ta đến với Tiệc Thánh. Nếu chúng ta biết lo liệu cho sự việc, thì Ngài không phải lo liệu tới.
Câu 28 – Cho nên. Chúng ta cần phải xét lấy mình khi chúng ta đến với Tiệc Thánh. Chúng ta cần phải nhìn vào bên trong. Tôi đề nghị chúng ta:
 Xét TÁC PHONG của chúng ta. Có phải chúng ta nghĩ về Chúa Jêsus và về sự hy sinh mà Ngài đã làm ra, có phải lý trí quí vị bị phân tâm không?
 Xét ĐỘNG LỰC của chúng ta. Có phải tấm lòng chúng ta trong sạch, không có sự cay đắng hay bất cứ thái độ tội lỗi nào khác?
 Xét PHƯƠNG PHÁP của chúng ta. Có phải trong cách ứng xử của quí vị, có điều chi đó không đẹp lòng Đức Chúa Trời?
Thi thiên 32.5 – “Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi”.
Khi chúng ta đến với Tiệc Thánh, chúng ta hãy:
NHÌN LUI LẠI
NHÌN TỚI TRƯỚC
NHÌN VÀO BÊN TRONG
Và khi chúng ta đối diện với một năm khác, tôi nghĩ thật là khôn ngoan khi chúng ta làm theo đúng việc ấy
NHÌN LUI LẠI
Khi đến với Tiệc Thánh, chúng ta nên nhìn lui lại đến sự chết của Chúa với thái độ biết ơn. Khi chúng ta bắt đầu năm 2006, chúng ta phải nhìn lui lại năm 2005 và thậm chí trước đó nữa với thái độ biết ơn.
Biết ơn đối với Đức Chúa Trời thường bị chễnh mãng, lẽ ra không nên như vậy.
Thi thiên 103.1-5 – “Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài! Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, Chữa lành mọi bịnh tật ngươi, Cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát, Lấy sự nhân từ và sự thương xót mà làm mão triều đội cho ngươi. Ngài cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, Tuổi đang thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng”.
Êphêsô 5.20 – “Hãy thường thường nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, vì mọi sự tạ ơn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta”.
I Têsalônica 5.18 – “phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy”.
Trong năm 2005, có phải Đức Chúa Trời:
 Tiếp trợ cho mọi nhu cần thuộc thể của quí vị không?
 Chúc phước cho quí vị với gia đình và bạn bè không?
 Ban cho quí vị sự dẫn dắt khi quí vị cần tới sự ấy không?
 Dạy dỗ quí vị từ Lời của Ngài và bởi các Giáo viên Trường Chúa Nhật, các giáo sư Kinh Thánh và các Mục sư không?
 Dạy cho quí vị biết sự yên ủi và sự bình an khi quí vị cần tới chúng không?
 Ban cho quí vị một lượng sức khoẻ không?
 Đang bảo hộ quí vị không?
 Đang yêu thương quí vị không?
Vậy thì hãy quay nhìn lại những phương thức Ngài đã chúc phước cho quí vị trong năm 2005 và hãy dâng lên lời cảm tạ! Chúng ta cần phải hát chung với Fanny Crosby.

Đời đời vinh quang qui thuộc Đức Chúa Trời tôn thánh; Đấng đã vì thế gian tội lỗi phó Con độc sanh,Là Thần Nhân Jêsus vì yêu ta đành chết thế, Để mở toang cửa thiên đàng hầu tiếp rước ta về.
Ô! Thật kỳ diệu thay tình yêu cứu chuộc bởi huyết, Huyết Chúa rửa ác tâm và phiếu trắng trong dường tuyết; Người tội nào thật tâm cầu ơn cứu chuộc vô đối, Tức khắc Jêsus tha tội và cứu sống muôn đời.
Ngàn đời lòng ta ca ngợi Jêsus đầy nhân ái, Chúa cứu và giúp ta đổi mới sống vui từ nay; Và ngàn muôn muôn năm lòng ta chan hoà vui sướng Khi thấy Jêsus và cùng Ngài sống ở thiên đàng.
Ngợi khen Chúa, Ngợi khen Chúa,
Tiếng Chúa gọi ôi thiết thaNgợi khen Chúa, Ngợi khen Chúa,
Tiếng lòng ta khá vui hoà! Nào người nặng tội khiên lòng mong ước được đổi mới! Hãy đến với Jêsus làm hoà với Đức Chúa Trời

Fanny Crosby
Hãy nhìn lui lại và dâng cho Đức Chúa Trời sự vinh hiển vì mọi sự mà Ngài đã làm trong đời sống của quí vị!
NHÌN LUI LẠI
NHÌN TỚI TRƯỚC
Ở bàn tiệc thánh của Chúa, chúng ta rao giảng sự tái lâm của Chúa cho tới lúc Ngài đến.
Chúng ta cần nhìn tới đàng trước đến Năm Mới với sự toan liệu trước.
Ngài đã ban cho chúng ta một năm khác để phục vụ Ngài và để trông đợi sự tái lâm của Ngài.
Có người đã viết:
Tôi là Năm Mới. Tôi là một trang giấy chưa điểm xuyết trong quyển sách thời gian của bạn. Tôi là cơ hội kế tiếp trong nghệ thuật sống của bạn. Tôi là cơ hội của bạn để thực hành những gì bạn đã tiếp thu về cuộc sống trong 12 tháng qua. Mọi sự bạn tìm kiếm trong năm qua và đã thất bại không tìm thấy đã được giấu kín trong tôi; tôi đang chờ đợi bạn tìm kiếm điều đó thêm một lần nữa và với nhiều quả quyết hơn. Mọi sự tốt lành mà bạn đã tìm cách làm cho nhiều người khác mà chưa đạt được trong năm qua đang thuộc về quyền chuẩn nhận của tôi – cung cấp cho bạn thêm một vài ham muốn ích kỷ và tranh đấu.
Trong tôi có sẵn tiềm năng của mọi thứ mà bạn đã mơ tưởng nhưng không dám làm, mọi thứ bạn hy vọng nhưng không dám thực hiện, mọi sự bạn đã cầu nguyện nhưng chưa kinh nghiệm được. Những giấc mơ nầy trôi qua thật nhẹ nhàng, chờ đợi được đánh thức bởi cái chạm của một mục đích bền bĩ chịu đựng lâu nay. Tôi là cơ hội của bạn để làm mới lại mối gắn bó của bạn với Đấng Christ là Đấng đã phán: "Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật" (Khải huyền 21.5). Ta là Năm Mới đây. (Nguồn Vô Danh).

Quí vị có ý tưởng nào về Đức Chúa Trời muốn quí vị phải đạt tới trong năm 2006 không? Đức Chúa Trời có:
Êphêsô 5.15-17 – “Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan. Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. Vậy chớ nên như kẻ dại dột, nhưng phải hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào”.
Hãy nhìn tới trước với Đức Chúa Trời.
 Hãy cầu xin Ngài quí vị cần đạt những mục tiêu nào trong năm nay.
 Hãy cầu xin Ngài quí vị phải dạy dỗ gia đình mình điều chi trong năm nay.
 Hãy cầu xin Ngài những chức vụ nào Ngài muốn quí vị dự vào đều đặn trong năm nay.
 Hãy cầu xin Ngài xem Ngài muốn quí vị phải phục vụ Ngài như thế nào trong năm may.
 Hãy cầu xin Ngài quí vị sẽ mời ai đến với Hội Thánh.
 Hãy cầu xin Ngài xem quí vị sẽ để thì giờ ra với Ngài như thế nào trong năm nay.
Và khi quí vị nhìn tới đàng trước trong năm 2006, phải tỉnh thức trông đợi sự tái lâm của Chúa Jêsus và cư xử sao cho thích nghi.
Mác 13.35-37 – “Vậy, các ngươi hãy thức canh, vì không biết chủ nhà về lúc nào, hoặc chiều tối, nửa đêm, lúc gà gáy, hay là sớm mai, e cho người về thình lình, gặp các ngươi ngủ chăng. Điều mà ta nói cùng các ngươi, ta cũng nói cho mọi người: Hãy tỉnh thức!”
NHÌN LUI LẠI
NHÌN TỚI TRƯỚC
NHÌN VÀO BÊN TRONG
Giống như quí vị nhìn vào bên trong để tự xét lấy mình trước khi quí vị đến với bàn tiệc thánh, tôi đề nghị quí vị hãy nhìn vào bên trong rồi cầu xin Chúa điều chi cần phải thay đổi ngay trong đời sống của quí vị.
Có những thói tật xấu nào cần phải khắc phục không?
Có những thái độ xấu nào cần phải khắc phục không?
Quí vị đang bước đi gần gũi với Đức Chúa Trời như thế nào và quí vị phải làm gì để đi gần Ngài hơn nữa?
Luca 12.1-3 – “…Hãy giữ mình về men của người Pha-ri-si, là sự giả hình. Chẳng có sự gì giấu mà không phải lộ ra, chẳng có sự gì kín mà không được biết. Vậy nên mọi điều mà các ngươi đã nói nơi tối, sẽ nghe ra nơi sáng; mọi điều mà các ngươi đã nói vào lỗ tai trong buồng kín, sẽ giảng ra trên mái nhà”.
Khi quí vị nhìn tới đàng trước, phải biết chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ cho quí vị nếu quí vị cầu xin.
I Côrinhtô 10.13-14 – “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được. Hỡi kẻ yêu dấu của tôi, vậy nên hãy tránh khỏi sự thờ lạy hình tượng”.
Khi chúng ta tiếp cận với năm 2006 và bàn Tiệc Thánh.
HÃY NHÌN LUI LẠI
HÃY NHÌN TỚI TRƯỚC
HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG

Các giải pháp cho Năm Mới



Các giải pháp cho Năm Mới
Mục sư Woodrow Kroll
Nếu bạn có sở thích giống như tôi, bạn phải đưa ra một số giải pháp cho Năm Mới. "Tôi sẽ làm giảm cân". "Tôi sẽ chuẩn bị hơn trước đây", "Tôi sẽ đọc hết Kinh thánh". Bạn biết phải nhắm vào phương diện nào rồi. Đáng buồn thay, chúng ta có khuynh hướng phá vỡ các giải pháp nầy trong vòng một vài ngày hay vài tuần lễ. Có thể bạn đang cần một số trợ giúp nào đó. Có lẽ chúng ta phải nghĩ tới một vài từ (ít nhất là các giải pháp đều cần tới). Sau đây là ba từ về giải pháp:
Từ thứ nhứt là NHỚ
Có người cho rằng bộ nhớ là thứ nhắc cho người chồng biết về thời điểm kỷ niệm ngày cưới của mình là ngày hôm qua. Hãy biến năm 2004 thành một năm tốt đẹp hơn bằng cách nhớ tới những điều sau đây:
Hãy NHỚ Đức Chúa Trời. "Hãy nhớ lại Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi…" (Phục truyền luật lệ ký 8.18-20; cũng xem Thi thiên 41.1-2; Truyền đạo 12.1).
Hãy NHỚ tới những điều Đức Chúa Trời đã làm cho bạn. "Hãy nhớ lại những việc lạ lùng Ngài đã làm, các dấu kỳ và đoán ngữ mà miệng Ngài đã phán” (Thi thiên 105.6); cũng xem Thi thiên 77.11-12).
Hãy NHỚ các điều răn của Đức Chúa Trời. "Như vậy, các ngươi sẽ nhớ lại mà làm theo những điều răn của ta, và làm thánh cho Đức Chúa Trời của các ngươi” (Dân số ký 15.39-40).
Hãy NHỚ bạn là ai trước khi Đức Chúa Trời giải cứu bạn. "Khá nhớ rằng ngươi đã làm tôi mọi…" (Phục truyền luật lệ ký 5.15; cũng xem Xuất Êdíptô ký 13.3; Phục truyền luật lệ ký 15.15; Êphêsô 2.8-13).
Nếu bạn chưa thấy hạnh phúc với nơi bạn sinh sống trong đời sống Cơ đốc của bạn, hãy nhớ bạn đã ở đâu trước khi bạn đến với Đấng Christ. Thế rồi hãy đặt tầm nhìn của mình cao hơn năm vừa qua.
Hãy NHÌN vào một từ khác hầu giúp cho bạn đưa ra một giải pháp khả thi nào đó.
Sau đây là một số việc kỳ diệu dành cho bạn và thân hữu của bạn khi nhìn vào năm 2004.
NHÌN XEM Đức Chúa Trời để được cứu. "Nhưng ta, ta sẽ nhìn xem Đức Giê-hô-va, chờ đợi Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi ta; Đức Chúa Trời ta sẽ nghe ta” (Michê 7.7; cũng xem Êsai 45.22; Giăng 3.14-17).
NHÌN XEM Đức Chúa Trời khi bạn gặp phải cảnh gian truân. "Các ngươi là kẻ theo sự công bình, là kẻ tìm Đức Giê-hô-va, hãy nghe ta! Khá nhìn xem vầng đá mà các ngươi đã được đục ra, và cái lỗ của hang mà các ngươi đã được đào lên!” (Êsai 51.1; cũng xem Êsai 17.7-8; Mathiơ 11.28-30).
NHÌN XEM đồng lúa đã vàng sẵn cho mùa gặt. "Các ngươi há chẳng nói rằng còn bốn tháng nữa thì tới mùa gặt sao? Song ta nói với các ngươi: Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt” (Giăng 4.34-35).
NHÌN XEM sự cứu chuộc hầu đến. "Chừng nào các việc đó khỏi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới” (Luca 21.28; cũng xem Hêbơrơ 9.27-28; Philíp 3.20).
Nếu bạn nhìn xem những điều nầy, có những điều bạn sẽ mong nhìn thấy trong năm mới.
SỐNG là từ sau cùng của giải pháp trong năm 2004.
Quyết tâm sống một đời sống mới. Đức Chúa Trời phán: "Hãy tìm kiếm ta, thì các ngươi sẽ sống!" (Amốt 5.4; cũng xem Dân số ký 21.8; Giăng 3.14-18).
Quyết tâm sống một đời sống có đức tin. "Người công bình sống bởi đức tin mình” (Habacúc 2.4; cũng xem Rôma 1.16-17; Galati 3.11; Hêbơrơ 10.38).
Quyết tâm sống một đời sống vâng phục. "Khá tuân thủ các mạng lịnh ta, thì con sẽ được sống" (Châm ngôn 7.2; cũng xem Lêvi ký 18.5; Êxêchiên 18.9)
Quyết tâm sống một đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh. "Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy” (Galati 5.25; cũng xem Galati 5.16, 22; I Phierơ 4.1-2).
Quyết tâm sống một đời sống tin kính. "Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức" (Tít 2.12).
Quyết tâm sống một đời sống trọn lành. "Hãy cầu nguyện cho chúng tôi, vì chúng tôi biết mình chắc có lương tâm tốt, muốn ăn ở trọn lành trong mọi sự” (Hêbơrơ 13.18).
Quyết tâm sống một đời sống hoà thuận. "Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người” (Rôma 12.18).
Tất cả các loại giải pháp đều có thể thực hiện được, nhưng các giải pháp sẽ hữu ích cho chúng ta nhất, và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời nhất, là các giải pháp bắt rễ nơi Lời của Ngài. Năm nay, hãy đưa ra một số giải pháp theo Kinh thánh rồi sống bởi các giải pháp ấy suốt cả năm.
Chúc Mừng Năm Mới!

KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ ĐẮC THẮNG TRONG NĂM MỚI



KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐỂ ĐẮC THẮNG TRONG NĂM MỚI

I Côrinhtô 15.57-58. “Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu”.
Chúng ta đã bước vào một Năm Mới. Người ta đang tìm kiếm niềm hy vọng lớn trong năm nay sao cho được tốt hơn năm ngoái.
Đối với nhiều người, đây là thời điểm dành cho sự suy gẫm. Người ta nghĩ tới những thời điểm tốt & xấu trong năm vừa qua. Nhiều tiêu điểm cho Năm Mới và Hy vọng cho nhiều điều sẽ khác biệt đi trong đời sống của họ với một năm của tương lai. Tất nhiên, người ta đã đưa ra nhiều giải pháp è Nhiều phát biểu về dự tính bởi đó họ dự định cải thiện đời sống của họ trong năm sắp tới. Về mặt cá nhân, tôi không phải là người đưa ra những giải pháp. Tôi thích đề ra các mục tiêu, rồi lập chương trình để đạt cho kỳ được các mục tiêu đó.
Là Cơ đốc nhân, tôi tin rằng tư tưởng, lời nói & những lời cầu nguyện của chúng ta trong mấy ngày đầu năm mới 2006 nầy sẽ đề ra bối cảnh hay các cột mốc / Những đường ranh giới cho cả năm.
Quí vị muốn sống như thế nào trong năm 2006? Quí vị muốn làm gì trong năm 2006? Quí vị muốn đời sống mình sẽ khác biệt như thế nào trong năm 2006?
Đây là thời điểm để sửa soạn tấm lòng & tâm trí của quí vị cho sự tin kính và sự hầu việc Đức Chúa Trời được cả thể hơn trong năm 2006. Vì vậy, hãy quyết định ra khỏi con đường mòn thuộc linh của quí vị đi. Hãy quyết định đến gần với Đức Chúa Trời hơn. Hãy quyết định sống trung tín và vâng phục đối với Đấng Christ trong năm mới. Quí vị hãy nắm lấy các chìa khoá cho tương lai của mình, chúng đang ở trong tay của quí vị. Những sự lựa chọn quí vị đưa ra và những hành động quí vị thể hiện trong lúc nầy sẽ quyết định số phận của quí vị trong năm 2006.

I. Trong tiểu đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta, PHAOLÔ CHO CHÚNG TA BIẾT RẰNG ĐẮC THẮNG ĐANG THUỘC VỀ CHÚNG TA. Chúng ta hết thảy đều đang đối diện với nhiều thử thách, hoạn nạn, và nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng bất luận những vất vả của chúng ta có như thế nào đi nữa, nhận biết sự đắc thắng là chắc chắn, điều nầy rất quan trọng, và chúng ta dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời, vì Ngài ban cho chúng ta sự đắc thắng qua Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Thi thiên 34.19: “Người công bình bị nhiều tai họa, nhưng Đức Giê-hô-va cứu người khỏi hết”. 1 Giăng 5.4-5: “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta. Ai là người thắng hơn thế gian, há chẳng phải kẻ tin Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời hay sao?” Nếu có kẻ có quyền đắc thắng, ắt phải là người tín đồ đã được lại sanh. Có người nói: “Cách ăn ở Cơ đốc không phải là một trận đánh để được chiến thắng, mà đúng hơn, đây là cuộc phấn đấu để giữ lấy chiến thắng mà Đấng Christ đã đạt được rồi cho chúng ta”. Trong Cựu Ước, dân Israel phải chiếm lấy phần đất mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ như một cơ nghiệp. Chúng ta những Cơ đốc nhân đều đã được ban cho sự đắc thắng như một cơ nghiệp, và chúng ta cũng phải chiếm lấy phần cơ nghiệp của chúng ta. Chúng ta phải chiếm lấy với đức tin nơi Lời của Đức Chúa Trời, và với các thứ vũ khí thuộc linh để chiến trận của chúng ta. Quí vị đang có mặt trong đội thắng trận khi quí vị đồng đi với Đức Chúa Trời!
II. KINH THÁNH CHO CHÚNG TA BIẾT RẰNG CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC MẠNH MẼ TRONG CHÚA.
Êphêsô 6.10-11: “Vả lại, anh em phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài”.
Bản dịch Kinh Thánh NLT về I Côrinhtô 15.58 chép như vầy: “Vậy, hỡi anh chị em yêu dấu của tôi ơi, hãy mạnh mẽ và vững vàng, luôn luôn sốt sắng về công việc Chúa, vì anh chị em biết rằng chẳng có gì anh chị em làm cho Chúa mà vô ích đâu”. Hãy mạnh mẽ và vững vàng. Không có Chúa Jêsus chúng ta ra vô dụng, vô hy vọng, và phải bị ở trong địa ngục. Nhưng Đức Chúa Trời không hề dự trù cho chúng ta sống đời sống Cơ đốc một mình, hay bằng sức riêng của chúng ta đâu.
Thi thiên 27.1-4: “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai? Khi kẻ làm ác, kẻ cừu địch và thù nghịch tôi, xông vào tôi, đặng ăn nuốt thịt tôi, thì chúng nó đều vấp ngã. Dầu một đạo binh đóng đối cùng tôi, lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi, khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền”.
Chính mình Đức Chúa Trời là bạn đồng hành luôn luôn hiện diện với chúng ta. Ngài hiện diện vì chúng ta, Ngài hiện diện với chúng ta, và Ngài đã đến để ngự trong chúng ta qua Thân Vị của Đức Thánh Linh. Vì vậy hãy để Ngài làm đầy dẫy đời sống quí vị với Quyền Phép và Sức Toàn Năng của Ngài.
III. PHAOLÔ DẠY CHÚNG TA PHẢI VỮNG VÀNG, CHỚ RÚNG ĐỘNG è KHÁ VỮNG VÀNG. Hãy mạnh mẽ và vững vàng. Đừng trở thành một Cơ đốc nhân trôi nổi, trồi sụt. Phải trung kiên. Phải vững vàng. Phải sống như một vầng đá. Hãy nhìn xem Chúa và nhìn vào địa vị đắc thắng của quí vị ở trong Ngài.
Galati 5.1: “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa”.
Phải đứng vững và đừng để cho một điều gì đánh hạ quí vị phải té ngã. Hãy nhìn xem Chúa.
Phierơ đã đi bộ trên mặt nước, nhưng rồi ông đã nhìn vào giông tố gầm rống ở quanh ông và bắt đầu chìm xuống nước. Ông kêu la xin cứu giúp và Chúa Jêsus đã đỡ lấy ông. Khi Phierơ đặt bàn tay mình vào bàn tay của Đấng Christ, không làm sao ông bị chìm xuống nước được nữa. Khi quí vị đặt bàn tay mình vào bàn tay của Đấng Christ, không làm sao quí vị bị thua cuộc cho được.
Hãy mạnh mẽ và vững vàng, khá mạnh mẽ và vững chắc trong đức tin của mình.
Đừng trở thành kẻ yếu đuối thuộc linh. Phải trở thành một người nam thực của Đức Chúa Trời. Phải trở thành một người nữ thực của Đức Chúa Trời.
Hãy giữ mình sao cho thích ứng về mặt thuộc linh.
Hãy làm những việc gây dựng sức khoẻ thuộc linh & Sự ổn định cho đời sống của quí vị. Hãy dành thì giờ cho cầu nguyện, tương giao với Chúa. Hãy tiếp cận luôn với Lời của Đức Chúa Trời, cả trong sự tin kính riêng và trong Hội thánh, nơi quí vị nghe giảng và dạy dỗ Lời của Đức Chúa Trời.
Hãy nhóm lại với Hội thánh của quí vị và Tương giao với các Cơ đốc nhân khác, gồm những người khích lệ và giúp đỡ quí vị tấn tới trong Chúa.
Ba việc quan trọng cho con trẻ lớn lên và phát triển. 1) Một bầu không khí yêu thương, 2) Sự trưởng dưỡng thích ứng, 3) Luyện tập. Một con trẻ trong Đấng Christ tìm thấy cả ba điều nầy trong Hội thánh. 1) Tình yêu thương của gia đình Đức Chúa Trời, 2) Dinh dưỡng của Lời Đức Chúa Trời, 3) Luyện tập trong sự hầu việc Đức Chúa Trời và người ta trong danh Chúa Jêsus è Để cho Đức Chúa Trời hành động qua quí vị để làm thoả mãn các nhu cần trong đời sống của người khác.
Nếu quí vị yếu đuối về mặt thuộc linh, Nếu quí vị bị thất bại và ngã lòng, Nếu quí vị bị hạ dễ dàng về mặt thuộc linh, quí vị cần phải gần gũi với Hội thánh luôn. Và tôi khôn có ý nói chỉ có những buổi thờ phượng trong ngày Chúa nhựt thôi đâu. Quí vị cần học hỏi Kinh Thánh. Quí vị cần buổi nhóm cầu nguyện. Quí vị cần những buổi thờ phượng khác nữa của Hội thánh. Khi quí vị dấn thân vào các chương trình và những buổi thờ phượng của Hội thánh, quí vị sẽ tấn tới về mặt thuộc linh, và quí vị có thể tỏ mình ra là trưởng thành trong Chúa bởi sự vững vàng, bởi sự xét đoán rõ ràng, và bởi giải pháp chắc chắn của quí vị.
IV. HÃY DÂNG CHÍNH MÌNH TRỌN VẸN CHO CÔNG VIỆC CỦA CHÚA. Câu 58b: “hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn”, bản Kinh Thánh NLT chép: “hãy luôn luôn [tỏ ra] sốt sắng về công việc của Chúa”.
Nhiều Cơ đốc nhân SẼ KHÔNG BAO GIỜ KINH NGHIỆM SỰ ĐẮC THẮNG trong đời sống của họ vì họ sống đời sống lấy cái tôi của họ làm trọng.
Nếu quí vị sống để làm cho đẹp lòng mình, quí vị sẽ không bao giờ có sự thoả lòng và sự phu phỉ trong cuộc sống. Nhưng nếu quí vị dâng đời sống mình vào việc giúp cho nhiều người khác trong danh của Đấng Christ quí vị sẽ tìm được ơn phước cả thể. Nhu cần lớn lao nhất của người ta ở bất cứ đâu đều là nhận biết Đức Chúa Trời để được cứu rỗi. Ở ngoài Đấng Christ, người ta sẽ bị hư mất. Họ đang ở dưới sự phán xét. Nếu họ chết, họ sẽ chịu sự phân rẽ đời đời đối với Đức Chúa Trời trong chỗ khủng khiếp được gọi là địa ngục. Họ cần được nghe giảng Tin lành nói tới tình yêu cứu chuộc. Họ đang cần Đấng Cứu Thế. Họ đang cần sự sanh lại. Họ đang cần sự tha thứ vì cớ tội lỗi của họ. Và quí vị đang nắm giữ các chìa khoá cho tương lai của họ trong tay của quí vị. Quí vị có thể chia sẻ Đấng Christ với họ và dẫn dắt họ vào sự sống đời đời.
Hãy bước vào làm việc trong vườn nho của Đức Chúa Trời.
Hãy hầu việc Chúa với sự vui sướng.
Hãy dấn thân vào sự phục vụ Đức Chúa Trời trong Hội thánh của Ngài.
Hãy dấn thân vào việc đến với tha nhân bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Khi quí vị dấn thân vào … Sẽ có phần thưởng rất lớn. Ơn phước của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên quí vị ngay giờ nầy, và sẽ có một mão triều thiên công bình dành cho quí vị khi quí vị bước vào trong thiên đàng.

SỰ KÊU GỌI CỦA ÁPRAM



SỰ KÊU GỌI CỦA ÁPRAM
Sáng thế ký 12
Phần giới thiệu
. Năm Mới vừa qua cách đây một tuần – Các giải pháp của Năm Mới vẫn còn tươi mới trong tâm trí của bạn (có thể). Có thể bạn đã đề ra nhiều mục tiêu phải đạt được và nhiều ước vọng để hoàn thành. Khi chúng ta nhìn tới năm ở trước mặt có kỳ vọng, phòng hờ lớn lao và có thể một lượng lo toan có cân đối rồi. Và trong khi chúng ta vẫn còn ở trong cái khung lý trí nhìn tới phía trước sáng hôm nay – Tôi muốn thách thức bạn xem xét một số thắc mắc cả bây giờ và xuyên suốt cả năm hầu đến nầy. Đức Chúa Trời đã kêu gọi mỗi một người chúng ta, điều nầy có ý nghĩa gì? Đâu là những lời hứa mà Ngài đã lập với bạn? Và có phải bạn đang trung tín và vâng phục với sự kêu gọi của Ngài, đang tìm kiếm mọi ơn phước của các lời hứa của Ngài? Khi bạn tìm kiếm những giải đáp cho các câu hỏi nầy, bạn được khích lệ và thách thức bởi những gì chúng ta tìm gặp trong phân đoạn Kinh thánh gốc sáng hôm nay về Sự Kêu Gọi của Ápram. Sứ đồ Phaolô trong II Côrinhtô 5.7 nói cho chúng ta biết rằng chúng ta “bước đi bởi đức tin, chớ không phải bởi mắt thấy”. Và nếu từng có một người bước đi như thế, thì đó là Ápram/Ápraham. Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông, Đức Chúa Trời đã lập nhiều lời hứa với ông và Ápram đã bước đi trong sự trung tín vâng phục. Câu 1
Sự kêu gọi của ân điển (1)
Hãy đi!
Lần đầu tiên Đức Chúa Trời phán với một người kể từ thời Nôê, đây là một mạng lịnh dứt khoát rõ ràng – “Hãy đi”. Ápram đang sinh sống tại Urơ xứ Canh-đê với gia đình vào thời điểm Đức Chúa Trời kêu gọi ông. Chúng ta đã lưu ý trong tuần qua ở phần cuối chương 11 họ đã di dời ra khỏi đó rồi, sự kêu gọi trong chương 12 đến trước trong lúc họ vẫn còn ở tại xứ Urơ (Công vụ Các Sứ đồ 7). Hãy lưu ý những điều nầy về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Ápram.
Thứ nhứt, đây là một mạng lịnh! Đức Chúa Trời không yêu cầu Ápram ra đi. Đức Chúa Trời không nài nỉ ông phải rời khỏi xứ Urơ. Đức Chúa Trời không tìm cách thuyết phục và quyến dụ Ápram phải vâng theo với một mức độ nhanh chóng đâu! Đức Chúa Trời chỉ ra lịnh thôi! Đức Chúa Trời có quyền làm như vậy vì Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng Tạo Hoá của trời và đất, và Ápram là tạo vật của Ngài. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, Ngài đòi hỏi sự vâng phục – nếu không có một sự vâng phục nào hết, khi ấy án phạt lớn lao, thậm chí sự chết, đang chờ đợi. Chúng ta cần phải nhớ cho rõ rằng khi Đức Chúa Trời kêu gọi, đó là một mạng lịnh, chớ chẳng phải là một lời đề nghị đâu!
Thứ hai, chúng ta lưu ý, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Ápram là một sự kêu gọi phải phân rẽ. Ápram cần phải “ra khỏi”. “Ra khỏi quê hương … vòng bà con … nhà cha ngươi”. Hãy lưu ý mạng lịnh có ba phần, càng lúc càng rút lại hạn hẹp hơn. Trước tiên là quê hương của ông – nơi chôn nhau cắt rún, nơi ông ra đời. Thứ hai là gia đình hay bà con của ông. Thứ ba, chính gia đình cật ruột của ông – ngay cả những người trong nhà cha của ông. Ông phải lìa bỏ mọi sự mà ông quen biết và yêu thương. Quá khứ của ông, lịch sử và gốc rễ của ông đều phải bỏ lại ở đàng sau tất. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một sự kêu gọi dành cho Ápram phải đến với những chia cắt và phân rẽ chính mình ông với những gì Đức Chúa Trời đã chất chứa cho ông. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bao gồm cả sự phân rẽ.
Thứ ba, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời tỏ ra một chương trình: “mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho”. Đức Chúa Trời đã kêu gọi và đã ra lịnh cho Ápram phải ra đi, phải phân rẽ ra khỏi những gì thân thương ở chung quanh, ông phải đi đến xứ mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời luôn luôn là một phần nằm trong một chương trình hay mục đích lớn lao hơn. Đối với Ápram, đây sẽ là một bước của đức tin, nhưng đấy sẽ là một bước đi vào chỗ tối tăm. Mặc dầu Ápram không biết xứ nầy ở đâu – Đức Chúa Trời biết – Đức Chúa Trời có một chương trình và một mục đích dành cho Ápram. Đây là điểm để nhớ, ấy là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không phải lung tung hay tùy tiện – mặc dầu đối với chúng ta là như vậy – vì Đức Chúa Trời luôn luôn có một chương trình nằm trong thì thuận tiện của Ngài, Ngài sẽ “chỉ cho”.
Sự kêu gọi của ân điển đối với Ápram
Đây là sự kêu gọi dành cho Ápram. Một mạng lịnh phải sống phân rẽ cho mục đích của Đức Chúa Trời. Bây giờ điều nầy dường như quá lạnh lùng và thậm chí nhẫn tâm khi Đức Chúa Trời làm một việc như thế. Có người mường tượng Đức Chúa Trời đang quát tháo những mạng lịnh đòi hỏi sự vâng phục, đòi hỏi mọi sự phải để lại ở đàng sau và tất cả điều nầy vì một mục đích mà Ngài chưa tỏ ra đầy đủ. Nhưng không một điều gì vượt quá lẽ thật – vì sự kêu gọi nầy đối với Ápram là một sự kêu gọi của ơn thương xót và điển của Đức Chúa Trời.
Đây là một sự kêu gọi của ân điển vì Đức Chúa Trời không dựng ra sự kêu gọi đó cách nhưng không. Đức Chúa Trời có thể bỏ Ápram lại trong Urơ xứ Canh-đê. Bỏ ông lại giữa một xứ tà giáo và vô thần, ở đó gia đình ông đang phục vụ các tà thần. Trong Giôsuê 24.2-3 chúng ta khám phá: "Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên sông, và hầu việc các thần khác. Nhưng ta chọn Áp-ra-ham, tổ phụ các ngươi, từ phía bên sông, khiến người đi khắp xứ Ca-na-an”. Nhưng vì tình yêu thương cao sâu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, Ngài đã đem Ápraham ra khỏi chốn tội lỗi đó, giàu ơn chọn ông và kêu gọi ông, thậm chí ra lịnh cho ông phải đến với đức tin để mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cả nhân loại sẽ được ứng nghiệm. Đây là ân điển.
Đây là sự kêu gọi của ân điển vì Ápram trong tội lỗi của mình chưa bao giờ kêu cầu danh Chúa theo mong muốn riêng của mình. Trong tình trạng tội lỗi của ông, Ápram không thể làm được một việc chi lành hết. Ông chưa hề phân rẽ mình ra khỏi sự thờ lạy hình tượng và quá khứ tội lỗi của mình. Sự thờ lạy các thần khác cùng những hình tượng, Ápram chưa hề biết Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật duy nhất trừ phi từ ân điển Đức Chúa Trời đã kêu gọi và truyền cho ông phải lìa bỏ và phải phân rẽ và sống thánh khiết cùng Đức Chúa Trời.
Đây là sự kêu gọi của ân điển vì Đức Chúa Trời muốn Ápram có một phần, thậm chí là mắc xích chính, trong sự cứu chuộc nhân loại ra khỏi tội lỗi. Đây là một phần mà Ápram không đáng được, không kiếm được, cũng không có tư cách để được điều đó; nhưng đó là một phần, được hiến cho ông bởi ân sũng kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có một chương trình và một mục đích – Ngài có một lời hứa về Tin Lành phải ứng nghiệm và Ngài đã chủ động chọn Ápram; một tội nhân, một kẻ thờ lạy hình tượng, một người không con cái; để có một phần. Thực sự đây là sự kêu gọi của ân điển Đức Chúa Trời.
Sự kêu gọi của ân điển trong đời sống của bạn.
Tôi hy vọng bạn đã để ý những điểm tương đồng hầu áp dụng sự kêu gọi của Ápram cho đời sống của chính bạn và câu hỏi đầu tiên được đưa ra: “Đức Chúa Trời kêu gọi bạn để làm gì?”
Có lẽ Đức Chúa Trời giàu ơn kêu gọi bạn hãy ăn năn, xây khỏi tội lỗi và tin theo Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ để bạn sẽ được cứu chăng? Bạn sẽ đáp ứng như thế nào? Hãy in trí rằng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một mạng lịnh, chớ không phải một lời đề nghị đâu! Bạn không thể ngồi ở ngoài hàng rào. Bạn phải vâng theo và sống hay bất tuân rồi đối diện với sự phán xét đời đời của sự chết. Có phải đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho bạn hôm nay không?
Có thể Đức Chúa Trời đã kêu gọi bạn “Hãy đi” và tự phân rẽ. Tự phân rẽ mình ra khỏi tội lỗi và sự vô tín, ra khỏi lỗi lầm trong quá khứ tội lỗi của bạn, ra khỏi những mối quan hệ với gia đình hay bạn bè nào khuyến khích tội lỗi hay ngăn trở sự lớn lên trong sự nên thánh. Điều nầy đã được viết ra trong Lời của Đức Chúa Trời, I Phierơ 1.16: "Hãy nên thánh, vì ta là thánh". Đây là mạng lịnh của Đức Chúa Trời!
Hay có lẽ Đức Chúa Trời giàu ơn kêu gọi bạn dự phần vào chương trình vinh hiển của Ngài. Có thể Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn nhơn đức tin bước ra mà đi đến một xứ mà bạn chưa biết và một nơi hay một chức vụ hầu việc mà bạn chưa quen thuộc với – mọi sự trong một chương trình và mục đích mà đúng kỳ Ngài sẽ tỏ ra cho bạn biết. Có thể sự kêu gọi là phải trở thành một giáo sĩ ở hải ngoại, hay trở thành một Mục sư hoặc người làm công tác môn đồ hoá. Có lẽ là một chấp sự hay trưởng lão trong Hội thánh. Có thể là một thuộc viên trung tín, một giáo viên trường Chúa nhựt hay một học viên sẵn lòng. Có thể sự kêu gọi phải trở thành một người chồng hay một người vợ chung thủy, người mẹ hay cha, giáo sư hay nông dân. Có thể Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn nhơn đức tin bước ra và yêu thương kẻ lân cận như mình, yêu thương kẻ thù mình, cầu thay cho kẻ phạm sai lầm với bạn, tha thứ cho những kẻ làm mất lòng bạn? Dù bạn là ai và đã làm gì trong quá khứ Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm gì chứ? Chúa Jêsus bảo chúng ta: "Hãy đi, làm theo như vậy" (Luca 10.37).
Bạn yêu dấu ơi, một lần nữa hãy nhớ rằng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống bạn là sự kêu gọi của ân điển Ngài – bất luận đó là sự kêu gọi nào. Không một ai trong chúng ta xứng đáng với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta. Chúng ta không xứng đáng với sự nhơn từ và sự tử tế của Ngài. Cho nên, khi sự kêu gọi đến, chúng ta phải hạ mình xuống và tỏ lòng biết ơn vì Ngài đã chiếu cố tới kẻ thấp hèn. Như chúng ta đã thấy với Ápram – ân điển của Đức Chúa Trời tiếp tục khi Ngài thêm vào ơn kêu gọi nhiều lời hứa phước hạnh của Ngài. Một việc mà gần như chúng ta chắc chẳng xứng đáng với 2-3.
Những lời hứa (2-3, 7)
3 lời hứa chính
God kêu gọi Ápram ra khỏi tội lỗi và sự tối tăm – kêu gọi ông phải biệt riêng ra và hầu việc Đức Chúa Trời Hằng Sống Chơn Thật Có Một – như thể đây chưa đủ là một ơn phước – Đức Chúa Trời lập những lời hứa nầy về ơn phước mà về sau sẽ trở thành nền tảng cho Giao Ước Ngài sẽ lập với Ápram.
Việc thứ nhứt chúng ta lưu ý về những lời hứa nầy mà Đức Chúa Trời “Sẽ” thực hiện chúng. Bốn lần trong mấy câu nầy (5 nếu bạn thêm phần cuối của câu 1) Đức Chúa Trời hứa với Ápram – “Ta sẽ”. “Ta sẽ chỉ cho … Ta sẽ làm cho ngươi … Ta sẽ ban phước cho ngươi … Ta sẽ ban phước cho người nào … Ta sẽ ruả sả”. Vì Đức Chúa Trời “sẽ” làm một số việc, như vậy có nghĩa là việc ấy tốt cần phải làm. Lời hứa ấy được bảo đảm và không một điều gì có thể ngăn trở được tiến trình của nó. Êsai 46.10-11: “'Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên. Ta phán rằng: Mưu của ta sẽ lập, và ta sẽ làm ra mọi sự ta đẹp ý. Ta gọi chim ó đến từ phương đông, và gọi người làm mưu ta đến từ xứ xa. Điều ta đã rao ra, ta sẽ làm hoàn thành, điều ta đã định, ta cũng sẽ làm”. Ápram có thể dám chắc rằng những lời hứa của Đức Chúa Trời lập đều là thực cả.
Thứ hai, chúng ta lưu ý đến bản thân những lời hứa. Một số nhà giải kinh lưu ý rằng có 7 lời hứa. Điều nầy là thực, nhưng lời hứa thứ tư quả thực là một một kết quả đã được tóm tắt lại ba lời hứa đầu tiên, chúng được gói ghém lại hay được giải thích trong ba lời hứa sau cùng.
Lời hứa đầu tiên: “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn”. Lời hứa nầy rất quan trọng vì ngay lập tức nó tỏ ra cho Ápram thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành điều chi vốn là khó đối với con người. Một người chồng và một người vợ son sẻ không thể làm được một nước lớn. Ápram đã 75 và Sarai đã 65 tuổi, theo nhận định của con người nếu họ chưa có một mụn con nào trong lúc bây giờ, họ sẽ không ra đi trừ phi Đức Chúa Trời có một chương trình khi Ngài kêu gọi Ápram ra khỏi kẻ chết (thực như thế). Chương trình ấy làm cho ông thành một nước lớn. Hãy lưu ý, lời hứa ấy không nói: “một dân lớn” – Lót, cháu của Ápram đã được xem là dân sự của Ápram – nhưng nước lớn mà Đức Chúa Trời đã hứa sẽ không ra từ Lót. Đức Chúa Trời xác định điều nầy trong câu 7: “cho dòng dõi ngươi” hay sát nghĩa: “cho con cháu ngươi” đất nầy. Ápram sẽ có con cái mặc dù việc nầy dường như quá khó. Điều tất nhiên là phải trở thành một nước lớn. – Ápram sẽ cần đến đất đai – và Đức Chúa Trời chỉ cho ông xứ sẽ thuộc về dòng dõi của ông – vì vậy mới có Đất Hứa!
Lời hứa thứ hai, ấy là Đức Chúa Trời bảo Ápram: “Ta sẽ ban phước cho ngươi”. Được Đức Chúa Trời ban phước có nghĩa là nhận lãnh những tiện ích dư dật của ân sũng và lòng thương xót của Ngài. Quả thực Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho Ápram bằng nhiều cách. Ápram sẽ đòi hỏi sự giàu có lớn (Sáng thế ký 13.2), ông sẽ có được chiến thắng về mặt quân sự (14.15-16), ông sẽ nhận lãnh một ơn phước đặc biệt từ thầy tế lễ của Đức Chúa Trời (14.19), ông sẽ bước vào Giao Ước với Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 15), được gọi là bạn của Đức Chúa Trời (Giacơ 2.23), và ông sẽ nhận lãnh ơn phước và sự ban cho một con trai (17.19; Thi thiên 127.3). Ápram thực sự sẽ được Đức Chúa Trời ban phước cho.
Lời hứa thứ ba, ấy là làm nổi danh Ápram. Lời hứa nầy đối ngược với những kẻ tại tháp Ba-bên trong chương 11, họ tìm cách làm cho họ nổi danh. Chỉ có Đức Chúa Trời mới dấy tên của một người lên hàng cao trọng và mục tiêu ấy đã được lập ở đây. Và quả thực tên của Ápram (về sau là Ápraham) sẽ trở nên cao trọng. Đây là một danh rất tôn trọng trong ba tôn giáo chính của thế giới, họ đều tôn cao Ápraham. Người Do thái, Cơ đốc nhân, và người theo Hồi giáo. Nhưng sự cao trọng thật của danh Ápraham sẽ đến qua Dòng Dõi của Ápraham, ngay cả Đức Chúa Jêsus Christ và những ai được kể là con cháu của Ápraham vì họ tin nơi danh của Đấng Christ để được cứu.
Kết quả của những lời hứa
Điều nầy dẫn tới lời hứa chủ chốt thứ tư, là lời hứa chúng ta đã lưu ý trước, là một kết quả tóm lược của ba lời hứa đầu tiên. Nếu Đức Chúa Trời lập Ápram thành một nước lớn kể cả đất đai, và nếu Đức Chúa Trời ban phước cho Ápram và nếu Đức Chúa Trời lập danh Ápram thành một danh lớn, khi ấy Ápram sẽ thực sự trở thành một nguồn phước cho nhiều người khác. Khi Ápram là một nhân vật mà Đức Chúa Trời đã giàu ơn lựa chọn để làm cha của một dòng dõi được hứa cho – Ápram sẽ trở thành một đại lộ qua ông nhiều phước hạnh sẽ tuôn tràn cho cả nhân loại. Đức Chúa Trời ban phước cho Ápram hầu cho Ápram sẽ trở thành một nguồn phước. Ba ơn phước sau cùng mở ra điều nầy giống như cách thức mà Đức Chúa Trời sẽ sử dụng Ápram để ban phước cho nhiều người khác.
Những lời hứa thứ năm và thứ sáu đều có quan hệ và nói tới những hành động chống đối. Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho Ápram và những ai rủa sả Ápram, Đức Chúa Trời sẽ ruả sả họ. Thật là dễ nhìn thấy thể nào Ápram sẽ trở thành một nguồn phước cho những ai tích cực đáp ứng với ông. Người nào chúc phước Ápram sẽ được phước bởi những lời hứa đã ban cho Ápram tuôn tràn ra dư dật bởi ân sũng của Đức Chúa Trời. Nhưng làm sao sự rủa sả những kẻ rủa sả Ápram lại là nguồn phước cho nhiều người khác cho được? Có hai điều khả thi:
Người nào rủa sả Ápram và kẻ bị Đức Chúa Trời rủa sả tự tỏ mình là dòng dõi của Con Rắn. Sự phân biệt nầy sẽ là một nguồn phước lớn lao cho nhiều người khác trong đó họ sẽ nhận biết họ đang hướng về ai và dè chừng không bước theo lối của con rắn.
Điều khả thi khác nữa, ấy là có việc cần phải làm với Luật pháp của Đức Chúa Trời và sự sốt sắng của Ngài đối với sự thánh khiết và sự công bình. Người nào rủa sả Ápram cũng rủa sả và quên mất Luật Đạo Đức của Đức Chúa Trời sẽ đến qua Isarel, là dòng dõi của Ápram. Phước hạnh đến với sự thực là sự công bình của Đức Chúa Trời sẽ thắng hơn những kẻ phá vỡ Luật pháp của Ngài và những ai bắt bớ dân sự Ngài. Đây là một ơn phước rất lớn.
Lời hứa thứ bảy mở ra không những lời hứa thứ tư, mà nó còn mở ra và bày tỏ sâu xa hơn Lời hứa về Tin Lành trong 3.15: “Và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”. Ápram sẽ trở thành một nguồn phước cho các chi tộc nơi thế gian. Giờ đây chúng ta phải để ý rằng lời hứa nầy không mang tính phổ quát, nghĩa là, lời hứa nầy không nói rằng một dân đặc biệt mới được phước đâu – mà đúng hơn, mọi người không phân biệt dòng giống, phái tính hay sắc tộc đều sẽ được phước. Đức Chúa Trời đã hứa ban phước cho một gia đình – gia đình của Ápram – nhưng qua gia đình của Ápram nhiều gia đình khác trên đất cũng đều sẽ được phước – như Phaolô nói rất quả quyết: Galati 3.28-29: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một. Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa”. Israel sẽ giữ một địa vị đặc biệt trong lịch sử cứu chuộc vì họ là dòng dõi theo phần xác của Ápraham – nhưng vì những gì Đức Chúa Trời mang lại qua Israel – mọi người – cả người Do thái và dân Ngoại đều sẽ được phước.
Những lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho bạn
Sẽ không phải là khó khăn khi nhìn thấy thể nào các lời hứa nầy áp dụng cho bạn khi thắc mắc đến: Đâu là những lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với bạn?
Nếu bạn tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ và vì thế tự bày tỏ chính mình là dòng dõi của Ápraham, có phải những lời hứa của Ápraham cũng đều thuộc về bạn không?
Từ Hội thánh của Ngài, có phải Đức Chúa Trời hứa lập một dân lớn – không phải về chính trị, địa lý hay thuộc về đời nầy, mà là một nước thuộc linh, một dân thánh, một dân làm cơ nghiệp riêng của Đức Chúa Trời? (I Phierơ 2.9)
Há Đức Chúa Trời không hứa ban phước cho chúng ta với từng phước hạnh thuộc linh trong Đức Chúa Jêsus Christ, cả ở đây và trong các nơi trên trời hầu đến sao? (Êphêsô 1.3).
Há Đức Chúa Trời không làm nổi danh chúng ta bằng cách đưa chúng ta vào làm con nuôi trong gia đình của Ngài để chúng ta được gọi là con cái của Đức Chúa Trời, là những kẻ thừa tự những lời hứa và đồng thừa tự với Đấng Christ sao? (I Giăng 3.1, Rôma 8.17).
Há Đức Chúa Trời không kêu gọi chúng ta vì Ngài đã ban phước dư dật và lớn lao cho chúng ta để làm phước và trở thành một nguồn phước, để làm nhiều việc lành mà chính mình Đấng Christ đã bày ra cho chúng ta hầu cho chúng ta tôn vinh, ngợi khen và làm vinh hiển cho danh Ngài trong mọi sự (Êphêsô 2.10, I Côrinhtô 10.31). Quả thật, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những lời hứa nầy – quả thật chúng ta đã được phước và quả thật chúng ta sẽ trở thành một nguồn phước.
Sự vâng phục (4-9)
Vâng phục là ra đi. Ápram đã ra đi
Sau cùng, chúng ta đến với sự vâng phục của Ápram trong các câu 4-9 và có 3 điều mà Ápram đã làm tỏ ra sự ông vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời. Thứ nhứt, câu 4
Ápram tỏ ra sự vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời bằng cách ra đi. Ra đi đến một xứ không thuộc về ông. Ra đi đến một nơi mà ông không biết. Ra đi giữa một dân mà ông là khách lạ. Ra đi đến một xứ mà Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông.
Như chúng ta đã lưu ý trước – việc Ápram ra đi không phải là bước đi trong tối tăm đâu – ông không bước đi cách mù quáng. Ông đang bước đi trong sự sáng của Lời Đức Chúa Trời với sự tin cậy và tin tưởng vào mọi lời hứa của Đức Chúa Trời dầu khi rất khó tin. Mặc dầu có nhiều việc ông chưa biết, ông đã nắm lấy lẽ thật đơn sơ nầy – Đức Chúa Trời đã kêu gọi và ông phải vâng theo. Lẽ thật đơn sơ nầy chính là đức tin: Hêbơrơ 11.1: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”.
Vâng phục là đòi hỏi. Về đất đai
Thứ hai, Đức Chúa Trời đã hứa Ngài sẽ ban cho Ápram đất đai và làm cho ông thành một nước lớn và Ápram tỏ ra thái độ vâng phục bằng cách đòi hỏi những lời hứa nầy. Ông trải đi đến xứ Canaan và nhìn thấy đất đai đó. Ông lên phía Bắc gần Si-chem (6), khi ấy đến phía Đông gần Bê-tên (8) và rồi xuống phía Nam hướng về Negev (9). Ápram đã đi hết vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa, đòi hỏi cho dòng dõi của ông theo cách biểu tượng.
Giờ đây, thật là lý thú khi để ý thấy rằng dầu Ápram đem Lót, Sarai cùng mọi của cải mình theo – ông chưa có một mụn con nào riêng cả, vì ông chưa có một đứa con nào. Rồi ông đòi hỏi lời hứa của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời có thể hoàn thành điều khó khăn ấy và ông đã vâng theo.
Dân Canaan còn ở trong xứ, đất đai là của họ, ít nhất là họ nghĩ như thế. Nhưng Ápram không đến để đuổi dân Canan hay loại trừ họ hoặc chiếm lấy xứ của họ. Tại sao chứ? Có hai lý do:
Thứ nhứt, vì ông nắm chắc lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được ban cho dòng dõi của ông, cho con cháu của ông. Và vì thế, dù ông chưa hề tiếp lấy đất ấy để thụ hưởng – ông đã tin theo Đức Chúa Trời và điều nầy được kể là công bình cho ông.
Thứ hai, hy vọng của Ápram không đặt vào của cải cụ thể. Vì ông hiểu rằng đây chỉ là một bước đến với cơ nghiệp lớn lao hơn ở trên trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Hêbơrơ 11.9-10: “Bởi đức tin, người kiều ngụ trong xứ đã hứa cho mình, như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại, cũng như Y-sác và Gia-cốp, là kẻ đồng kế tự một lời hứa với người. Vì người chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập”. Ápram đã vâng theo Đức Chúa Trời bằng cách đòi hỏi các lời hứa đã được ban cho.
Vâng phục là ngợi khen và thờ lạy; Các bàn thờ
Thứ ba, chúng ta thấy rằng Ápram đã vâng phục bằng cách đáp ứng với ơn kêu gọi và những lời hứa của Đức Chúa Trời bằng sự ngợi khen và thờ lạy. Hai lần Kinh thánh cho chúng ta biết Ápram “lập một bàn thờ”. Thứ nhứt, tại Si-chem, ở đây Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng ông khẳng định mọi lời hứa (7). Rồi kế đó, gần Bêtên, ở đó ông “cầu khẩn danh Ngài” (8).
Bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy Ápram đã làm hai việc:
Ông đã làm chứng với gia đình mình và với người dân xứ Canaan về sự thờ phượng thực đối với Đức Chúa Trời hằng sống chơn thật có một. Ông đã rời bỏ một xứ thờ lạy hình tượng theo tà giáo và đã bước vào một xứ thờ lạy hình tượng tà giáo. Bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy cho Đức Giêhôva, Ápram đang đòi hỏi đất đai không những cho chính mình ông và dòng dõi của mình, mà còn cho Giêhôva Đức Chúa Trời nữa.
Thứ hai, bằng cách thiết lập các bàn thờ nầy Ápram đang tỏ ra thái độ biết ơn đối với Đức Chúa Trời. Ông cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã vì tình yêu thương và lòng thương xót đã kêu gọi ông ra khỏi tội lỗi và sự vô tín. Ông thờ lạy Đức Chúa Trời là Đấng giàu ơn ban hiến cho ông hết ơn nầy đến phước khác. Ông ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng sẽ đại dụng ông trở thành một nguồn phước cho người ta ở từng nước ở dưới trời. Đây là phần đáp ứng với thái độ vâng phục của Ápram đối với ơn kêu gọi đáng kinh ngạc của ân sũng Đức Chúa Trời.
Sự vâng phục trung tín Ngài đòi hỏi
Thế là chúng ta đến với thắc mắc sau cùng. Hỡi anh chị em, có phải quí vị sống trung tín và vâng phục đối với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời trong đời sống của mình và tìm kiếm những ơn phước của mọi lời hứa mà Ngài đã lập không những qua Ápraham, mà nhất là qua Dòng dõi được hứa cho của Ápraham, là Đức Chúa Jêsus Christ nữa?
Giờ đây, hãy xem xét trong lòng mình – đâu là điều Đức Chúa Trời kêu gọi, truyền lịnh cho bạn phải làm? Tin! Nên thánh! Phục vụ vì sự vinh hiển của Ngài và mở rộng Vương quốc Ngài. Điều nào vậy?
Cũng hãy nhớ tới mọi lời hứa diệu kỳ đã được cung ứng cho trong Lời của Ngài. Sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ! Sự đầy dẫy niềm vui mừng trong sự hiện diện vinh quang của Đức Chúa Trời cho đến đời đời! Được phước và kết quả trong mọi sự bạn bắt tay làm! Trở thành một nguồn phước cho những người ở chung quanh bạn. Gia đình bạn, Hội thánh của bạn, người lân cận của bạn!
Ngay bây giờ, có phải bạn bằng lòng, bởi quyền phép của Đức Thánh Linh bước ra trong đức tin rồi vâng theo ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời, đi đến nơi mà Ngài hướng dẫn, đi ra và trong sự vâng phục đòi hỏi lời hứa nầy làm của riêng mình, ngợi khen và thờ lạy danh vinh hiển của Ngài vì ân sũng dư dật và lạ lùng của Ngài trong đời sống của bạn. Mọi sự ấy đều có ý nói: "Hãy đi, làm theo như vậy" (Luca 10.37).
Và nguyện một mình Đức Chúa Trời được sự vinh hiển!